
[Xuất khẩu gạo] Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị truy trách nhiệm
Uỷ ban Kinh tế Quốc hội kiến nghị xử lý tổ chức, cá nhân tham mưu các quyết định có ảnh hưởng lớn nhưng không đánh giá kỹ tác động trong điều hành xuất khẩu gạo.
- “Cửa hẹp” truyền hình OTT với doanh nghiệp nội
- Tập đoàn FLC bổ nhiệm bà Bùi Hải Huyền làm Tổng Giám đốc
- PXS: Xác nhận giải trình của Deloitte về một số nội dung trên BCTC năm 2019 đã kiểm toán
- "Thời gian vàng" để cứu doanh nghiệp
Thường trực Ủy ban Kinh tế vừa báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực trong giai đoạn hiện nay, trong đó có kiến nghị về một số vấn đề đối với việc xuất khẩu gạo giai đoạn vừa qua.
Thường trực Ủy ban Kinh tế kiến nghị xem xét, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực thi công vụ, tham mưu các quyết định có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp và người dân nhưng đã không đánh giá kỹ tác động.
Đồng thời, Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị thiệt hại trong giai đoạn vừa qua như phải bồi thường hợp đồng hoặc tăng chi phí lãi vay, chi phí cho việc lưu kho, bãi do bị ảnh hưởng bởi việc tạm dừng xuất khẩu gạo.

Thường trực UBKT cho rằng cần phân tích, đánh giá, dự báo kỹ sản lượng gạo của Việt Nam trong năm 2020.
Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng yêu cầu khẩn trương có biện pháp cho thông quan ngay đối với các lô hàng gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp đã được kê khai và đang nằm tại cảng trước ngày 24/3/2020, khắc phục thiệt hại cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối phó với dịch Covid-19. Sau khi giải quyết hết số lượng gạo tồn đọng này mà vẫn còn chỉ tiêu xuất khẩu thì mới mở tờ khai tiếp để không gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Cùng với đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng nhấn mạnh cần làm rõ việc Tổng cục Hải quan mở hệ thống thông quan hàng hóa tự động để doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo đăng ký tờ khai vào lúc 0 giờ ngày Chủ nhật 12/4/2020 đã tuân theo đúng quy định tại Điều 18 Luật Quản lý ngoại thương hay chưa.
Cơ quan của Quốc hội cho rằng, cần sử dụng các biện pháp trong điều hành xuất khẩu gạo theo quy luật thị trường, có lộ trình hợp lý, công khai, minh bạch.
Trường hợp tạm dừng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia thì cần phải có giải pháp tổng thể, hữu hiệu nhằm tránh gây thiệt hại đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp.
Trong bối cảnh COVID-19, nhu cầu lương thực, thực phẩm thế giới tăng mạnh và một số quốc gia tăng dự trữ gạo, Uỷ ban Kinh tế cho rằng, các cơ quan điều hành xuất khẩu gạo cần phân tích, đánh giá, dự báo kỹ sản lượng gạo của Việt Nam trong năm 2020, nhất là hai vụ sản xuất lúa chính Đông Xuân và Hè Thu. Từ đó tính toán lượng gạo dự trữ quốc gia cho phù hợp với tình hình Covid-19, đặc điểm thế mạnh về nông nghiệp của Việt Nam.
Qua vấn đề xuất khẩu gạo, cơ quan thường trực Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát các mặt hàng, lĩnh vực khác bị tác động của COVID-19 làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, để chủ động trong chỉ đạo điều hành thời gian tới.
Tại cuộc họp hôm qua (20/4), Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công Thương và Tài chính "nghiêm túc rút kinh nghiệm" trong phối hợp điều hành xuất khẩu gạo. Trước mắt, ông yêu cầu cho xuất khẩu gạo nếp trở lại, ứng trước 100.000 tấn từ hạn ngạch xuất khẩu tháng 5 để xuất số gạo tồn ở cảng của các doanh nghiệp bị "hụt" mở tờ khai.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu Thanh tra Chính phủ thanh tra đột xuất việc xuất khẩu gạo. Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Công an vào cuộc, xác minh việc xuất khẩu gạo vừa qua để đảm bảo khách quan. Trước đó, Bộ Công Thương cũng lập đoàn kiểm tra việc xuất khẩu gạo trong 4 ngày (20-24/4).


Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi): Hàng trăm căn nhà xây “chui” trên đất nông nghiệp

TP. Hồ Chí Minh: Đề nghị xử lý trách nhiệm Hiệu trưởng trường Nguyễn Trường Tộ

Vì sao 4 bị can Tổng Công ty 3/2 bị Bộ Công an khởi tố?

Lâm Đồng: Vì sao phải Thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND TP. Bảo Lộc?

Xử lý, truy thu thuế hàng chục tỷ đồng tại hai doanh nghiệp

Khánh Hòa: Nhiều dự án đang bị điều tra vì có dấu hiệu gây thiệt hại ngân sách

Hà Tĩnh: Phạt 420 triệu đồng doanh nghiệp vi phạm bảo vệ môi trường

Liên quan đến dự án Phước Kiển: Công ty Quốc Cường Gia Lai kiện đối tác ra VIAC

Phiên toà xét xử cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tiếp tục vắng mặt nhiều người

Bà Rịa – Vũng Tàu: Bắt Giám đốc Công ty cổ phần vật tư thiết bị miền Nam
