
“Loạn” phương tiện thủy nội địa (Kỳ 2): Tràn lan bến thủy không phép!
Song hành với hàng trăm nghìn phương tiện thủy nội địa vẫn chạy “chui”, là hàng nghìn bến thủy trái phép đang “lén lút” hoạt động gây khó cho việc xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn loại hình này…

Toàn quốc có hơn 8.200 bến thủy, nhưng chỉ có 80% hợp pháp, còn lại gần 1.700 bến không được cấp phép vẫn lén lút hoạt động. Ảnh: Nguyễn Giang
“Nhức nhối” bến thủy không phép
Số liệu thống kê tại tỉnh Ninh Bình cho thấy, tỉnh này hiện có 146 bến thủy nội địa, trong đó có 97 bến nằm trong quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa của tỉnh (36 bến được cấp phép hoạt động và 61 bến chưa được cấp phép hoạt động); 49 bến không nằm trong quy hoạch nhưng vẫn hoạt động ở vị trí vi phạm hành lang bảo vệ công trình đê điều, mất ATGT đường thủy. Các bến này nằm rải rác trên các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn.
Cụ thể, tại huyện Nho Quan, có khoảng 10 bến thủy không phép của các tổ chức, cá nhân gồm: Doanh nghiệp tư nhân Thao Thôn, Công ty CP Đầu tư phát triển Quang Minh... Đáng chú ý, nhiều bến bãi không những xây dựng trên đất nông nghiệp mà còn lấn chiếm hành lang sông, chưa được cấp phép nhưng vẫn vô tư hoạt động nhiều năm nay.
Tương tự, tại Hải Phòng, theo thống kê, trong số 209 bến đã được cấp phép thì có đến 102 bến đã hết hạn nhưng chưa được cấp lại giấy phép và một số bến chưa được cấp mới giấy phép hoạt động. Điển hình như bến thủy nội địa mang tên Tùng Dương từ Km13 - Km13+085 thuộc bờ trái sông Lạch Tray, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân được cho là của Công ty CP Thương mại vật liệu xây dựng Tùng Dương. Bến thủy này đã hoạt động được 5 năm, mặc dù đã nằm trong quy hoạch nhưng đến nay vẫn chưa được cấp phép. Theo tìm hiểu, diện tích đất thuê của UBND quận Lê Chân cũng đã hết hạn 2 năm nay. Được biết, mặc dù nhiều lần đoàn kiểm tra đến lập biên bản vi phạm, chủ doanh nghiệp cũng “vui vẻ” chấp hành nộp phạt để tiếp tục được hoạt động.
Nguyên nhân do đâu?
Thông tin với cơ quan báo chí về nguyên nhân sự việc, đại diện Sở GTVT TP Hải Phòng cho rằng, các bến thủy nội địa không được cấp lại, gia hạn là các bến nằm trên đường thủy nội địa quốc gia. Trước đây, phần lớn các bến này được Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc và Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I cấp phép theo quy định của Thông tư 25/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ GTVT.
Sau khi Thông tư 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ GTVT có hiệu lực, thay thế Thông tư 25/2010/TT-BGTVT, việc cấp phép hoạt động bến thủy nội địa trên địa bàn TP Hải Phòng được phân cấp cho Sở GTVT thực hiện.
“Tuy nhiên, đa phần các bến thủy nội địa được xây dựng trên đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc hợp đồng thuê đất giữa chủ bến với chính quyền địa phương không đúng thẩm quyền. Một số bến thủy nội địa đã được giao đất sản xuất phi nông nghiệp và xây dựng đúng mục đích sử dụng, tuy nhiên bến lại không nằm trong Quy hoạch đã được phê duyệt”, đại diện Sở GTVT TP Hải Phòng nói.
Nhiều ý kiến cho rằng, vì không có phép nên mọi hoạt động tại các bến đều là vi phạm theo quy định, nhưng các chủ bến “sẵn sàng” nộp phạt để được duy trì hoạt động vì số tiền bỏ ra đầu tư xây dựng là rất lớn.
Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Hoàng Quốc Tuấn – Trưởng phòng quản lý phương tiện người lái, Sở GTVT Ninh Bình cho rằng, hướng phát triển đường thủy nội địa tại Ninh Bình được đánh giá là tốt với nhiều điều kiện thuận lợi.
“Nhưng do nhiều vướng mắc trong quá trình cấp mới, cấp lại, gia hạn giấy phép hoạt động cho các bến thủy nội địa khiến các địa phương còn tồn tại nhiều bến thuỷ không phép. Do đó, để giải quyết vấn đề này cần có sự vào cuộc đồng bộ của nhiều cơ quan ban ngành”, ông Tuấn chia sẻ.
Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin!
Mời các bạn tham gia vào Diễn đàn chuyên sâu: Doanh nhân, Doanh nghiệp, Diễn đàn bất động sản, Khởi nghiệp, Diễn đàn pháp luật, Diễn đàn Tài chính
Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.


Cải tạo hồ hay khai thác than tại Đông Triều (Quảng Ninh): “Bất thường” từ quy hoạch, thu hồi đất

Khu đô thị “mọc” giữa kho thuốc BVTV ở Nghệ An (Kỳ 3): Thi công hạ tầng khi chưa hết “lệnh cấm”

Cải tạo hồ hay khai thác than tại Đông Triều (Quảng ninh): Trách nhiệm của chính quyền ở đâu?

Vụ vi phạm của Công ty CP đóng tàu Đức Việt: Bộ NN&PTNT đề nghị xử lý dứt điểm

Quận Tây Hồ (Hà Nội): UBND phường Tứ Liên có “buông lỏng” quản lý?

Những “bàn tay che khuất bầu trời” Lạng Sơn (Kỳ cuối): Thu hồi quyền sử dụng đất của Công ty Hà Sơn

Khu đô thị “mọc” giữa kho thuốc BVTV ở Nghệ An: Dự án “dậm chân tại chỗ” suốt 7 năm vẫn không thu hồi?

Nghệ An: Vì sao dự án khu đô thị vẫn “mọc” giữa kho thuốc bảo vệ thực vật?

Có hay không cổ đông sáng lập bị đẩy ra khỏi Saigon Silicon City?

Đã đến lúc “khai tử” cụm cảng Km6, Cẩm Phả, Quảng Ninh (Kỳ I): “Bức tử” môi trường vịnh Bái Tử Long
